DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP 5 BƯỚC

Sản xuất nội thất gỗ công nghiệp đã trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Để hiểu hơn về dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp mời các bạn cùng Quốc Duy bài viết sau đây nhé.

Tổng quan về dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp 5 bước

Đa số các dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp hiện nay đều được thiết kế dựa trên các loại máy chế biến gỗ khác nhau. Tùy vào điều kiện và nhu cầu của các cơ sở sản xuất mà sẽ có thiết kế chuyền sản xuất riêng biệt.

Chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp 5 bước được cấu thành dựa trên tổ hợp 3 loại máy chế biến gỗ: máy cưa Panel Saw SM 330, Máy dán cạnh Michael 4cr, Máy khoan 6 mặt SM 612, với sự kết hợp này dây chuyền thích hợp sử dụng để sản xuất bàn làm việc văn phòng, tủ nội thất nhà bếp,..

Dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp bao gồm 5 bước:

Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết kế bản vẽ sản phẩm

Bước 2: Xẻ ván bằng máy cưa panel saw SM 330

Bước 3: Dán cạnh cho phôi liệu bằng máy dán cạnh Michael 4CR

Bước 4: Khoan tạo liên kết bằng máy khoan 6 mặt SM 612

Bước 5: Lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm

Chi tiết dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp 5 bước

1. Nghiên cứu thị trường và thiết kế bản vẽ sản phẩm

Đây được xem như bước “xương sống” trong quy trình, doanh nghiệp cần nghiên cứu cụ thể về khách hàng và đối thủ cạnh tranh của mình để đưa ra quyết định sẽ sản xuất sản phẩm gì và cách sản xuất như thế nào.

Doanh nghiệp cũng cần thiết kế một bản vẽ thật chi tiết để tránh sai sót trong quá trình thực hiện. Ngoại ra cũng nên lên danh sách nguyên vật liệu nào sẽ được dùng để sản xuất.

Theo khảo sát của công ty Quốc Duy, các cơ sở chuẩn bị tốt trong bước này sẽ ít xảy ra vấn đề sai sót và hạn chế được hao hụt nguyên vật liệu.

2. Xẻ ván bằng máy cưa Panel Saw SM 330

Nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp hiện nay chủ yếu là các loại ván công nghiệp như ván mdf, ván mfc, hdf,.. để xẻ các loại ván này người ta thường sử dụng máy cưa bàn trượt hoặc Panel saw. Trong dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp chúng tôi sử dụng máy cưa Panel saw SM 330 để cắt ván.

Máy cưa panel saw SM 330 cắt ván công nghiệp
Ưu điểm nổi bật:
  • Máy cưa Panel Saw có thể cắt được các loại ván khổ lớn và cắt được cùng lúc nhiều tấm ván.
  • Được trang bị 1 lưỡi cưa chính và 1 lưỡi cưa mồi tạo nên đường cắt ladng mịn hơn.
  • Hệ thống gắp phôi tự động phía sau máy giúp tiết kiệm sức lao động.
Thông số kỹ thuật đáng lưu ý của máy SM 330

Kích thước cắt lớn nhất

3100 x 3200 mm

Độ dày gia công

90 mm

Đường kính lưỡi cưa chính

Ø 400 x 75 mm

Đường kính lưỡi cưa phụ

Ø 200 x 50 mm

3. Dán cạnh cho phôi liệu bằng máy dán chỉ 2 nồi keo

Dán cạnh (dán chỉ nẹp) cho phôi liệu khi sản xuất nội thất từ gỗ công nghiệp là công đoạn không thể bỏ qua, ngoài việc tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, dán cạnh còn bảo về phần lõi của gỗ công nghiệp trước tác động của điều kiện bên ngoài.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy dán cạnh tự động được sử dụng để thực hiện công đoạn này. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến máy dán cạnh 10 chức năng Michael 4CR

Máy dán cạnh gỗ công nghiệp đa chức năng
Đặc điểm nổi bật của máy Michael 4CR trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp

+ Máy sở hữu lên đến 10 chức năng phục vụ việc dán cạnh:

  1. Phay đều cạnh ván
  2. Lăn keo 1
  3. Lăn keo 2
  4. Tự động nhận biết cắt chỉ 2 bàn đặt chỉ
  5. Cắt nẹp thừa ở 2 đầu ván
  6. Xén chỉ mặt trên và dưới 1
  7. Xén trên dưới 2
  8. Cạo keo loại bỏ phần keo dư trên bề mặt
  9. Phun dung dịch làm sạch đường chỉ dán
  10. Đánh bóng cạnh hoàn thiện sản phẩm

+ Băng tải tự động, chịu được tải năng, tốc độ đưa phôi nhanh từ 12 – 20 m/phút.

+ Trang bị 2 nồi keo, có thể chuyển đổi giữa keo PUR và keo EVA nhanh chóng – linh hoạt.

+ Điều khiển đơn giản thông qua màn hình cảm ứng, không mất nhiều thời gian đào tạo người sử dụng.

Thông số kỹ thuật đáng lưu ý của máy dán cạnh tự động Michael 4CR:

Độ cao làm việc lớn nhất

60 mm

Độ dày làm việc

10 – 60 mm

Chiều rộng làm việc

80 mm

Chiều dài phôi làm việc

 150 mm

Độ dày nẹp

0.4 – 3 mm

Công suất motor lăn keo

0.75 x2 mm

Áp suất làm việc

0.6 – 0.8 Mpa

4. Khoan liên kết cho sản phẩm với máy gia công cnc 6 mặt

Đối với công đoạn này, Quốc Duy khuyên các cơ sở sản xuất nội thất nên dùng máy máy khoan 6 mặt SM 612 để gia công do khả đáp ứng được tính ổn định và tốc độ cao trong sản xuất.

Máy khoan 6 mặt SM 612
Ưu điểm máy khoan SM 612
  • Trang bị màn hình điều khiển PLC (program logic controller).
  • Thực hiện khoan, phay rãnh trên 6 mặt của phôi liệu.
  • Hệ thống quét mã vạch giúp kiểm soát số lượng và hỗ trợ các công đoạn gia công phía sau.
  • Hệ thống đưa phôi – ra phôi tự động tiết kiệm thời gian, gia tăng năng suất.
  • Gia công xử lý biên dạng phức tạp.

5. Lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm

Các chi tiết sau khi được khoan rạo liên kết sẽ được vận chuyển đến khu vực lắp ráp để công nhân tiến hành ghép và hoàn thiện sản phẩm như thiết kế ban đầu.

Tư vấn tận tình – lắp đặt tận nơi

Với kinh nghiệm hoạt động gần 20 năm trong nghành sản xuất và cung cấp máy chế biến gỗ. Quốc Duy luôn tự tin là đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu – tư vấn – lắp đặt các dây sản xuất.

Các bài viết liên quan:

Toàn bộ quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp tổng hợp

Máy cnc cắt ván công nghiệp panel saw 2 lưỡi

Chuyền máy semac sản xuất cửa gỗ công nghiệp tự động hoàn toàn

>>>XEM NGAY: Cắt CNC là gì – Ưu, nhược điểm và nguyên lý hoạt động

Thông tin liên hệ tư vấn dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp

  • Hotline hỗ trợ tư vấn nhanh: 0903 600 113
  • Email: info@quocduy.com.vn
  • Địa chỉ showroom: 401 Tô Ngọc Vân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *